Theo đó, các chỉ tiêu gồm: Mô hình trồng rau màu trong nhà màng, nhà lưới theo hướng hữu cơ, đã xây dựng mới 10.000m2, đạt 100% kế hoạch; xây dựng 2 mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, đạt 100% kế hoạch; xây dựng 3 mô hình trồng trọt theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và 1 mô hình mở rộng diện tích trồng cà rốt xuất khẩu; xây dựng 1 mô hình trồng sen lấy hoa kết hợp du lịch sinh thái tại Đảo Cò, xã Chi Lăng Nam; xây dựng 03 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao, đạt 100%. Toàn huyện cũng đã có 109 hộ nông dân tích tụ ruộng đất với quy mô từ 2 ha trở lên, tổng diện tích tích tụ là 787,85 ha, đạt kế hoạch. Xây dựng 1 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên đàn lợn; 3 mô hình sử dụng men bào tử cho đàn gia cầm, đàn lợn; 3 mô hình chăn nuôi gà đẻ trên nền đệm lót sinh học; 1 mô hình thử nghiệm Vacxin lở mồm, long móng, vượt chỉ tiêu kế hoạch. Đặc biệt, huyện cũng đã tích cực tiếp thu và xây dựng thành công các mô hình liên kết sản xuất theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ cho các mô hình trồng Cà rốt, Ngô vụ đông, Khoai tây và cây dược liệu.
Trong đó, riêng trong vụ đông 2023, thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, huyện đã xây dựng các mô hình: hỗ trợ liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm ngô vụ đông trên địa bàn xã Tứ Cường với quy mô 35 ha; hỗ trợ liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm cà rốt trên địa bàn xã Hồng Phong với quy mô 20 ha; hỗ trợ liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm khoai tây và sâm củ đương quy tại xã Chi Lăng Bắc, quy mô 5 ha và mô hình liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ khoai tây với quy mô 18 ha. Hiện nay, các mô hình đang triển khai tốt, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Hải Yến