STT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PCCC VÀ CNCH
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TẠI BỘ PHẬN 1 CỬA CẤP HUYỆN
⦁ Cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy
⦁ Cấp đổi chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
⦁ Cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
⦁ Phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở
⦁ Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
STT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PCCC VÀ CNCH
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TẠI BỘ PHẬN 1 CỬA CẤP XÃ
⦁ Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
I. TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TẠI BỘ PHẬN 1 CỬA CẤP HUYỆN
1. CẤP CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 3. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
Bước 4. Cơ quan Công an tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện.
Bước 5. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện.
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21);
+ Kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện;
+ Danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;
Số lượng: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện.
- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan Công an cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật PCCC;
- Thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở;
- Thành viên đội PCCC chuyên ngành;
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
- Thành viên đội, đơn vị PCCC rừng.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Công an cấp huyện (theo phân cấp quản lý Nhà nước về PCCC).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Phải đảm bảo đủ thời gian tham gia lớp huấn luyện và có kết quả kiểm tra từ đạt yêu cầu trở lên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Mẫu số PC21
(Ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC)
……(1)……
……(2)……
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …../…… …….., ngày … tháng …. năm …….
ĐỀ NGHỊ
KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ………………(3)………….
Đơn vị: ………………………….(2)……………………….....………….
Địa chỉ: ...…………………………………………………………………
Điện thoại: ..………………………………………………………………
Căn cứ Điều 33 Nghị định số ……./2020/NĐ-CP ngày …. tháng....năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Từ ngày …… tháng ….. năm.... đến ngày …. tháng … năm ……, ……….(2)…….. đã tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho …………(4)………. Địa điểm tổ chức: ………………………
Tổng số người được huấn luyện: ………….. (có danh sách kèm theo).
………………(2)……… ……. đề nghị …………..(3)…………… tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ./.
Nơi nhận:
- ……………..;
- ……………..;
- Lưu: ……….. ………..(5)……….
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(3) Tên cơ quan Công an kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện;
(4) Đối tượng đã được huấn luyện;
(5) Chức vụ của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ
KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Công văn số: …………..ngày ....tháng.....năm…….. của ….(2).........)
TT Họ và tên Năm sinh Giới tính CCCD/ CMND/ Hộ chiếu Ngày cấp Nơi làm việc/ Thường trú Ghi chú
Nam Nữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
. . .
2. CẤP ĐỔI CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 3. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
Bước 4. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện
- Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC đã được cấp trước đó.
- Số lượng: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết
Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC nhưng giấy chứng nhận đã bị hư hỏng (trong thời hạn sử dụng).
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Công an cấp huyện (theo phân cấp quản lý Nhà nước về PCCC).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số PC24 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Mẫu số PC24
(Ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
CẤP ĐỔI/CẤP LẠI CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ……………..(1)……….............................................…….
Tôi là: ……………………………………………….……………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………….........………..
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ………….………. Ngày cấp:.......................
Nơi làm việc/thường trú: ………………………..........…………………..
Số điện thoại: …………………............................………………………..
Ngày ….. tháng ….. năm ……….., tôi được ….….(1)…….….. cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.
Do: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bị hư hỏng/mất.
Đề nghị quý cơ quan ……………….(2)…………….. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu hạn, cứu hộ.
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
………, ngày …. tháng …. năm ……
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận huấn luyện;
(2) Ghi một trong các nội dung: Cấp đổi, cấp lại.
3. CẤP LẠI CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 3. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
Bước 4. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp đổi cấp lại Chứng nhận huấn luyện .
- Số lượng: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết
Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC nhưng bị mất giấy chứng nhận (trong thời hạn sử dụng).
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Công an cấp huyện (theo phân cấp quản lý Nhà nước về PCCC).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số PC24 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Mẫu số PC24
(Ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
CẤP ĐỔI/CẤP LẠI CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ……………..(1)…….......................................................……….
Tôi là: ………………………...............................…………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………….….....................………..
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: …....…………………. Ngày cấp:.................
Nơi làm việc/thường trú: ……………………...........…….………………..
Số điện thoại: ……………………….....................………………………..
Ngày ….. tháng ….. năm ……….., tôi được …………….(1)…….….. cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.
Do: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bị hư hỏng/mất.
Đề nghị quý cơ quan ……………….(2)…………….. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu hạn, cứu hộ.
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
………, ngày …. tháng …. năm ……
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận huấn luyện;
(2) Ghi một trong các nội dung: Cấp đổi, cấp lại.
4. PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 3. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
Bước 4. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện.
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC19).
- 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (Mẫu số PC17).
Số lượng: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết
Không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Công an cấp huyện (theo phân cấp quản lý Nhà nước về PCCC).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt (01 bản).
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số PC19 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Mẫu số PC19
(Ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
Kính gửi: …………(1)…………
Tên tôi là: ……………………………………….............…………………
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu……….. cấp ngày: ……tháng… năm……….
Điện thoại: ………………………………Email: ………………................
Chức vụ: ……………………………………...........………………………
Đại diện cơ sở/khu dân cư/chủ phương tiện: ………………………...........
Địa chỉ: ……………………………….............……………………………
Điện thoại: …………………….Email: ………………………………….
Đề nghị …………..(1)……………… phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với: ………(3) …………………….
……., ngày … tháng … năm …..
………(2)…..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
Ghi chú:
(1) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiếp nhận hồ sơ;
(2) Quyền hạn, chức vụ của người ký;
(3) Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện.
Mẫu số PC17
(Ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số (17):……………
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới:(1) …………………
Địa chỉ/Biển kiểm soát: ………………………………………………........
Điện thoại: ……………………………………………................................
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: ……………………………………......
Điện thoại: ……………………………………………................................
Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy: ……….
Điện thoại: ……………………………………………................................
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ (2)
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ: (3)
……………………………………………………..............……………….
- Phía Đông giáp: ……………………………………………….................
- Phía Tây giáp: ………………………………………………....................
- Phía Nam giáp: ……………………………………………………..........
- Phía Bắc giáp: ………………………………………………………........
II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (4)
……………………………………………………………..............……….
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (5)
TT Nguồn nước Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) Vị trí, khoảng cách nguồn nước Những điểm cần lưu ý
I Bên trong:
1
2
…
II Bên ngoài:
1
2
….
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG:
- Đặc điểm kiến trúc xây dựng (Số tầng, diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng) của các hạng mục, công trình trong cơ sở/phương tiện giao thông cơ giới.
- Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
- Số người thường xuyên có mặt tại cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC: (6)
VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:
1. Tổ chức lực lượng: (7)
- Đội (tổ) PCCC cơ sở/dân phòng: Có được thành lập hay không?
- Số lượng đội viên: .... người. Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC: ......người.
- Họ và tên người chỉ huy đội PCCC cơ sở/dân phòng: …………. số điện thoại: ………….
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
- Số người thường trực trong giờ làm việc: ………… người.
- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: ………... người.
VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (8)
STT Chủng loại phương tiện chữa cháy Đơn vị tính Số lượng Vị trí bố trí Ghi chú
1 Xe chữa cháy…… chiếc
2 Máy bơm chữa cháy .... chiếc
3 Bình bột chữa cháy .... chiếc
4 Bình khí CO2 chữa cháy…. chiếc
5 chất tạo bọt chữa cháy.... lít
... …
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: (9)
2. Tổ chức triển khai chữa cháy: (10)
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (11)
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG: (12)
1. Tình huống 1:
2. Tình huống 2:
3. Tình huống ……..:
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (13)
TT Ngày, tháng, năm Nội dung bổ sung, chỉnh lý Người xây dựng phương án ký Người phê duyệt phương án ký
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (14)
Ngày, tháng, năm Nội dung, hình thức học tập, thực tập Tình huống cháy giả định Số người, phương tiện tham gia Kết quả (đạt/không đạt)
………., ngày … tháng …. năm……
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
………..(15)……..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ………., ngày … tháng …. năm……
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
………..(16)……..
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể thay đổi số lượng trang tùy theo đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở, số lượng tình huống giả định. Phương án chữa cháy của phương tiện giao thông cơ giới không ghi các mục I, II và III của phần A.
(1) Tên của cơ sở/khu dân cư/phương tiện: Ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. Phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thì bản vẽ thể hiện các khu vực nguy hiểm cháy, nổ và bố trí phương tiện chữa cháy. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(3) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi vị trí địa lý cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ... Đối với khu dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu dân cư về các hướng.
(4) Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao (cổng, hành lang), kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư phục vụ công tác chữa cháy.
(5) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Tất cả các cơ sở phải thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở như: Bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước... có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ loại chất cháy chủ yếu, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh của các hạng mục, công trình. Thống kê các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy: lửa trần; sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật....
Ví dụ: Đối với cơ sở chế biến gỗ thì chất cháy chủ yếu là gỗ, sơn, dung môi, giấy bao bì. Nguồn nhiệt gây cháy có thể do sơ suất trong việc sử dụng lửa trần để gia công sản phẩm hoặc do sự cố thiết bị điện (chập điện), sự cố dây chuyền công nghệ sản xuất (kẹt động cơ điện...). Khi cháy tại các nhà xưởng, kho hàng hóa sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, sinh nhiều khói khí độc, đặc biệt khi xảy ra cháy ở khu vực kho chứa các thùng hóa chất làm dung môi pha sơn có khả năng gây nổ, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền trên diện rộng, gây thương vong. Khi nhà xưởng bị cháy trên 30 phút có thể dẫn đến sụp đổ mái tôn của nhà xưởng gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy....
(7) Ghi tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập đội (tổ) phòng cháy chữa cháy cơ sở hay đội dân phòng.
(8) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, mã hiệu (ví dụ: Máy bơm chữa cháy động cơ xăng Tohatsu V52; bình bột chữa cháy ABC MFZ4...), số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy. Không thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy chất lượng kém, không có khả năng chữa cháy.
(9) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó giả định cụ thể thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và nguyên nhân xảy ra cháy; chất cháy chủ yếu; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình...; vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
(10) Tổ chức triển khai chữa cháy: Trên cơ sở tình huống cháy giả định, xây dựng trình tự xử lý sự cố cháy kể từ khi phát hiện cháy: hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh biết, tổ chức cắt điện, báo cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tổ chức cứu người và hướng dẫn thoát nạn (nếu có), sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ để dập lửa, sơ tán tài sản để ngăn cháy lan, phối hợp với các lực lượng khác (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền sở tại, công an, điện lực, y tế,...) trong công tác tổ chức chữa cháy và giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản; bảo đảm hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. Các công việc trên phải tổ chức phân công cho các tổ (đội), cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ của chỉ huy chữa cháy tại chỗ trước và khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại đám cháy (chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ triển khai các hoạt động chữa cháy; báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy, tham gia bảo vệ hiện trường phục vụ điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy).
(11) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện vị trí điểm phát sinh cháy, diện tích đám cháy; hướng gió chủ đạo; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu người, hướng dẫn thoát nạn (nếu có) và tổ chức chữa cháy, sơ tán tài sản, chống cháy lan; thể hiện hướng tấn công chính... bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án chữa cháy này. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(12) Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc...) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”; nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.
(13) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.
(14) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.
(15) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy.
(16) Quyền hạn, chức vụ của người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
(17) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ BỐ TRÍ
LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
II. TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TẠI BỘ PHẬN 1 CỬA
CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
5. PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ, PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG CƠ GIỚI, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 3. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC (Mẫu số PC03/Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC (Mẫu số PC04) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản.
Bước 4. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa cấp huyện, cấp xã.
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động theo Mẫu PC15 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
Số lượng: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết
Không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị cơ quan Công an có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đã loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục các vi phạm quy định về PCCC.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
UBND cấp huyện, cấp xã; Công an cấp huyện, cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định phục hồi hoạt động.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số PC15 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị cơ quan Công an cấp huyện đình chỉ hoạt động.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Mẫu số PC15
(Ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: …………(1)…………
Tên tổ chức/cá nhân: ……………....………………………………………
Địa chỉ: ………………………………….........……………………………
Điện thoại: ………………..Fax: …………………Email: ………..............
Họ tên người đại diện pháp luật: …………………………..………………
Chức vụ: ……………………………...................…………………………
CCCD/CMND/Hộ chiếu: …………………………….……………………
Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động số: ……………. ngày … tháng … năm … của: …………….(1) ……………….........
Hiện tại: ……….(2)…………… đã loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/đã khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy kể từ hồi ……. giờ .... phút ngày … tháng … năm….
Đồ nghị quý cơ quan cho phục hồi hoạt động đối với: ………..(2) …………….. kể từ … giờ … ngày … tháng … năm……….
Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
…………, ngày … tháng … năm……
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan của người ban hành quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động trước đó;
(2) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động.